Đặc điểm sinh học và giá trị dinh dưỡng của giun đất
Ở trên thế giới hay Việt Nam đều có sự tồn tại của giun đất. Chúng sống và phát triển ở dưới lòng đất. Tại những vùng nông thôn, người ta nuôi giun để làm cho đất đai tơi xốp, màu mỡ,…Do vậy, giá trị dinh dưỡng của giun đất có ích cho con người rất nhiều, đem lại lợi ích kinh tế và không có hại cho môi trường. Để tìm hiểu kỹ hơn, hãy đọc bài viết dưới đây nhé!
Đặc điểm giun đất
Giun đất được coi là một loại động vật ruột khoang, chúng sống ở dưới những vùng đất tơi xốp, ẩm ướt. Hầu hết những con giun trưởng thành có chiều dài khoảng từ 10cm-30cm, bề rộng khoảng 5mm-10mm. Thân hình của chúng có màu nâu nhạt hoặc đậm tùy từng cơ địa. Trên thân của giun có những vết lằn, nhằm mục đích giúp giun dễ co giãn khi di chuyển, chui rúc.
Loài động vật ruột khoang này có tính chất lưỡng tính, Da của chúng rất mềm và chức năng hô hấp thông qua lớp da. Thức ăn chủ yếu của giun là mùn đất, vậy nên ở những mảnh đất ẩm, tơi xốp có rất nhiều giun. Đặc tính của giun sợ ánh sáng nên rất ít khi chui khỏi bề mặt đất, chỉ khi gặp mưa bão để có thể hô hấp thì chúng mới ngoi lên bề mặt.
Giá trị dinh dưỡng của giun đất
Giá trị dinh dưỡng của giun đất như thế nào cùng tìm hiểu qua các khía cạnh sau:
Giá trị kinh tế
Giun có giá trị dinh dưỡng rất cao, nên có thể làm thức ăn cho gà, vịt,… Do vậy có thể đào giun làm thức ăn chăn nuôi tiết kiệm chi phí, đem lại giá trị lợi nhuận khi chăn nuôi gia súc. Không những gia súc, gia cầm ưa thích món giun đất thì cả những loại cá, thủy sản như ba ba, lươn, ếch đều thích ăn giun đất. Giun là miếng mồi ngon, cung cấp dinh dưỡng cho các loài động vật khác.
Xem thêm: Trái quách có công dụng, dinh dưỡng như thế nào?
Giúp đất có độ tơi xốp, mềm
Nhiều chủ nông trại hay vựa đất đã áp dụng việc bón giun vào những gốc cây. Việc này đã làm cho các loại cây trồng nạp thêm chất dinh dưỡng, tươi tốt và phát triển nhanh chóng. Những người nông dân đã cho giun ăn bằng cách bón đậu tương vào đất, giun sẽ ăn đậu tương và tiếp nạp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Hình thức này vừa tiết kiệm chi phí, không gây hại tới sức khỏe con người mà đảm bảo an toàn cho môi trường.
Ủ phân theo dạng hữu cơ
Để tránh việc lợi dụng nhiều phân hữu cơ hay phân bón hóa học không tốt cho cây trồng. Những người nông dân đã sử dụng cách nuôi trồng giun để sản sinh ra nguồn phân hữu cơ tốt và giàu dinh dưỡng. Hình thức bắt nguồn từ việc sử dụng phân bò tạo thành thức ăn cho giun bằng việc ủ thêm đất tơi xốp, đảo đều và ủ lâu trong vài tháng.
Sau một thời gian, giun đất sinh sôi, nhân giống rất nhanh và phát triển tốt. Khi đó, người dân lấy phần phân có giun này đem bón cho cây trồng, rất hiệu quả và giúp cây xanh tốt. Kết quả đem lại rất tốt khi lợi nhuận cao do chi phí chăm sóc và bón phân được giảm đi đáng kể so với phân bón hóa học.
Xử lý tốt chất thải nông nghiệp
Để sử dụng đất và đưa vào hoạt động trồng trọt được tốt thì cần phải có giun đất sinh sống để tạo độ mùn và tơi xốp cho đất. Đặc biệt với những loại đất khô cằn, đất nhiễm phèn,… cần có sử dụng giun bỏ vào lòng đất để theo thời gian giun cải tạo lại đất. Việc này cải thiện được độ đất, giúp tăng độ màu mỡ, phì nhiêu và đất được tơi xốp. Loại bỏ được những chất thải nông nghiệp gây hại cho đất và cho môi trường.
Giun được sử dụng làm thuốc
Trong tế bào của giun đất có chứa các hoạt chất như Lumbritin, có tác dụng phá huyết, giãn mạch của nội tạng và giúp hạ huyết áp nhanh chóng. Bên cạnh đó, giun đất có thể chữa bệnh hen cấp, ổn định an thần và giảm nhiệt độ cơ thể. Bên trong giun đất có chứa chất xuất diệt tinh trùng, giúp tăng độ hưng phấn cho bộ phận tử cung. Tăng cơ hội tỷ lệ đậu thai cao ở buồng trứng.
Ngoài các giá trị đem lại trên, giun đất còn chữa được những bệnh như sỏi đường, hen suyễn, triệu chứng sốt cao bị co giật, hay những vết do côn trùng cắn,… Giun đất có thể chữa lành các bệnh và được các bác sĩ nghiên cứu đưa vào thành phần của một số loại thuốc. Dinh dưỡng của giun sẽ giúp cải thiện các loại bệnh mà còn là những vị thuốc tự nhiên, đảm bảo cho sức khỏe con người.
Nhưng cũng không nên sử dụng giun đất quá liều lượng dẫn đến nhiều trường hợp phản tác dụng, gây nên hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt, giun đất và rắn giun rất dễ nhầm lẫn nên việc lấy giun đất để chữa bệnh theo phương pháp đơn thuần cần phải có căn cứ, nhận định của bác sĩ. Để có thể an tâm khi sử dụng giun đất làm thuốc bạn nên nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, cần có chỉ định hoặc khám bệnh trước khi sử dụng để có thể tránh những trường hợp dị ứng hay sốc thuốc.
Trên đây là những thông tin về đặc điểm và giá trị dinh dưỡng của giun đất đem lại. Có thể giúp bạn biết thêm nhiều lợi ích và giá trị của giun đất mang lại. Hy vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích và áp dụng hiệu quả trong đời sống thực tế.