<1 class="menu">

Bánh cốm hàng Than – ký ức, truyền thống và một thời lịch sử



Nhắc đến bánh cốm hàng Than, người ta thường nhớ ngay đến hương vị say đắm ngọt ngào. Bánh cốm hàng Than không chỉ ngon mà nó còn gói ghém trong đó hơn 150 lịch sử văn hoá ẩm thực xứ Hà Thanh.

 

Bánh cốm hàng Than – đặc sản của mùa thu Thanh Hà

 

Bánh cốm hàng Than – Thức quà của mùa thu Hà Nội.

 

Bánh cốm là món bánh đặc sản thường xuất hiện trong các lễ cưới xin trong văn hoá người Việt Nam. Món bánh cốm Hà Nội có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và cụ thể. Năm 1865, cụ tổ dòng họ ‘Nguyễn Duy’ đã nghĩ ra cách sấy khô hạt cốm chế ra món bánh cốm. 

 

Và cho đến tận ngày nay, bánh cốm đã trở thành một nét đẹp không thể thiếu trong nền ẩm thực của người Hà Nội.

 

Nhà văn Thạch Lam nói về món bánh này cũng phải dành đôi lời hoa mĩ: “Bánh cốm là một thứ bánh gợi cho ta những kỷ niệm rất nhiều màu”. Không chỉ xuất hiện ngày cưới hỏi, mà bánh cốm cũng gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người. Đây là món quà vặt mà trẻ em ngày xưa thường hay háo hức mong chờ trong thúng hàng của mẹ.

 

Bánh cốm hàng Than Nguyên Ninh – món bánh mang trọn vẹn hương vị thuần tuý của cốm làng Yên Ninh xưa. Trải qua 150 năm hành nghề, bánh cốm hàng Than vẫn giữ nguyên được vị ngon đặc trưng của nó. Còn gì tuyệt hơn khi được nhâm nhi một ly trà cùng với miếng bánh cốm Nguyên Ninh vào những ngày thu se lạnh.

 

Cơ sở chính của bánh cốm hàng Than Nguyên Ninh

 

Cách nhận biết bánh cốm hàng Than chính gốc

 

Vì độ nổi tiếng của bánh cốm hàng Than mà hiện nay loại bánh này bị rất nhiều cơ sở làm giả. Tính riêng trên phố hàng Than, đã có 20 cửa hàng mọc lên tự nhận là bánh cốm Nguyên Ninh chính gốc. 

Xem thêm: Tìm hiểu thêm cách làm chả xốm xứ Hà Thanh

Không những thế mà nhiều cơ sở còn trắng trợn lập website, fanpage riêng để lừa đảo. Do đó, để tránh việc mua nhầm hàng, người mua cần tỉnh táo khi lựa chọn cơ sở đặt bánh.

 

Sống ở Hà Nội lâu năm bạn sẽ biết bánh cốm hàng Than chính gốc chỉ bán tại số 11 Hàng Than. Bề ngoài quán giản dị, không phô trương như những cửa hàng khác. Quán không bày bán nhiều tráp to, tráp nhỏ mà chỉ có biển quảng cáo bên ngoài để mọi người dễ nhận biết.

 

Một dấu hiệu nữa để nhận biết bánh cốm hàng Than chính gốc nằm ở phần bao bì. Nhiều khách hàng bị bối rối bởi trông bao bì nào cũng na ná nhau. Nhưng nếu để ý một vài chi tiết nhỏ cũng có thể dễ nhận ra đâu là hàng giả, đâu là hàng thật.

 

Phần bao bì của bánh cốm Nguyên Ninh được bài trí đơn giản. Phần phông chữ đơn giản, không uốn lượn hoặc cách tân nhiều. Bánh không in chữ Hỷ mà thay vào đó là chữ Hán “Nguyên Ninh”. 

 

Ngoài ra, hương vị bánh cốm hàng Than cũng khá dễ nhận biết. Bánh cốm Nguyên Ninh được làm bằng công thức riêng, chỉ lưu truyền riêng cho con cháu trong nhà. Bánh cốm có mùi hương thơm, vị ngọt tự nhiên của cốm. Bánh không làm từ bột nên có thể cảm nhận được sự dẻo, mềm rất riêng.

 

Bật mí công thức làm bánh cốm tại nhà.

 

Bánh cốm tuy không quá đắt, nhưng tuyệt nhất vẫn là được ăn thành phẩm do tự tay mình làm ra. Chỉ với vài nguyên liệu đơn giản cũng có thể tự chế biến một mẻ bánh cực thơm ngon tại nhà.

 

Nguyên liệu cần chuẩn bị.

 

Trước khi bắt tay vào làm bánh cốm, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau:

300gr cốm khô.

– 50gr đậu xanh cà vỏ. 

– 80gr đường cát trắng. 

– 3 muỗng canh bột nếp. 

– 1 muỗng canh dầu ăn. 

– 20gr lá dứa tươi. 

– 1 muỗng cà phê tinh dầu hoa bưởi.

 

Cách làm cụ thể.

 

Để làm một chiếc bánh cốm ngon rất cần sự tỉ mỉ, cẩn thận của người làm bánh.

 

Chế biến cốm xanh

 

– Lá dứa đem đi rửa sạch, xắt thật nhỏ, đem xay lên cùng với ít nước. Lọc hỗn hợp nước qua một tấm vải mỏng thật sạch. Bỏ đi phần cặn lá còn sót lại.

– Nhặt những hạt cốm lép, cốm hỏng sau đó. Đem đi ngâm cùng với phần nước dứa đã lọc trong vòng một tiếng cho cốm phủ đều màu xanh.

 

Sên phần nhân bánh đỗ

 

– Đậu xanh đã cà vỏ đem đi ngâm nước qua đêm cho thật mềm. Hấp cách thuỷ phần đậu xanh cho chín rồi đem xay nhuyễn mịn bằng máy xay sinh tố. Cách tốt hơn nên dùng thìa hoặc nĩa để làm nhuyễn đỗ xanh.

 

– Bắc chảo lên bếp, đổ phần đậu xanh đã xay nhuyễn vào. Thêm 50 gam đường cát trắng, 3 giọt tinh dầu hoa bưởi cùng 3 muỗng nhỏ bột nếp.

 

– Sên hỗn hợp cho đến khi thành một khối dẻo, min, không dính vào thành chảo là đạt. Lưu ý nên sên ở độ lừa vừa và nhỏ để nhân không bị cháy, khê mất ngon.

Làm phần vỏ bánh cốm

 

– Đun 30ml nước lọc ở lửa to trên bếp. Đến khi nước sôi thật mạnh thì cho 30 gram đường cát trắng vào.

 

– Cho phần cốm đã ngâm nước cốt dứa vào, khuấy cho đến khi cốm tan ra và kết thành hỗn hợp dẻo, mịn thì tắt bếp.

 

Gói bánh cốm

 

– Đặt màng nilon có phết ít dầu lên bề mặt phẳng, lót một phần cốm xuống dưới.

– Thêm nhân đậu xanh và một lớp cốm nữa lên trên.

– Gói bánh lại thành hình vuông, mỏng, dẹt là đạt thành phẩm.

 

Bài viết trên đây đã chia sẻ một số kiến thức cơ bản về món bánh cốm hàng Than. Hương vị truyền thống ấy rất cần sự trân trọng và yêu mến của con người để tồn tại trong thời hiện đại ngày nay.

Ẩm Thực 3 Miền - Tags: